Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn GÓC LÀM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BÀI BÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hình ảnh
1. BÀI BÁO KHOA HỌC VÀ CÁC DẠNG BÀI BÁO KHOA HỌC CHÍNH 𝐁𝐚̀𝐢 𝐛𝐚́𝐨 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀? Nghiên cứu khoa học ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống học thuật. Khi nghiên cứu được triển khai thực hiện và có kết quả thì kết quả nghiên cứu đó cần được chia sẻ. Bài báo khoa học là một kênh chính thống để công bố và chia sẻ kết quả nghiên cứu khoa học. Vậy bài báo khoa học là gì? Một cách ngắn gọn nhất, một bài báo khoa học là một báo cáo được viết và xuất bản trong một tạp chí có bình duyệt mô tả những kết quả nghiên cứu gốc [Gastel, B. & Day, R. (2016), How to write and publish a scientific (8th ed.), Santa Barbara, CA: Greenwood]. Cụ thể hơn thì một bài báo khoa học (hay còn gọi là bài báo đăng trong tạp chí khoa học) là một thể loại bài viết học thuật và nó có những quy chuẩn chặt chẽ. Bài báo khoa học thường có độ dài từ 05 đến 40 trang (2.500 – 12.000 từ tiếng Anh), và có từ 05 đến 50 tài liệu tham khảo. Bài báo khoa học bàn luận về nghiên cứu củ

“GIẢ THUYẾT” VÀ “GIẢ THIẾT” trong nghiên cứu khoa học

  “GIẢ THUYẾT” VÀ “GIẢ THIẾT” trong nghiên cứu khoa học PGS.TS. VŨ CAO ĐÀM  – Viện Chính sách và Quản lý (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) “ Giả thuyết ” và “ giả thiết ” là hai khái niệm có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau trong nghiên cứu khoa học (NCKH). Đáng tiếc, trong thực tế vẫn có nhiều nhà khoa học còn sử dụng lẫn lộn hai khái niệm này. Trong bài viết dưới đây, tác giả mong muốn làm rõ sự phân biệt về ý nghĩa và cách sử dụng trong NCKH, góp phần phát triển những cơ sở lý thuyết về phương pháp luận và kỹ năng NCKH ở nước ta. Một hiện trạng đáng báo động Một vị chủ nhiệm khoa của một trường đại học lớn ở Hà Nội, đồng thời là chủ tịch một hội đồng khoa học và đào tạo cấp khoa, có chức danh khoa học, luôn lớn tiếng mắng đồng nghiệp khi họ nêu giả thuyết cho nghiên cứu của mình. Vị chủ nhiệm khoa này nói: “NCKH của các anh cần gì phải có giả thuyết” (!). Tại một viện nghiên cứu khác ở Hà Nội, ban lãnh đạo của viện đã phân vân, có nên yêu cầu các nghiên cứu s

ĐẠO ĐỨC KHOA HỌC

  ĐẠO ĐỨC KHOA HỌC NGUYỄN TUẤN Đạo đức khoa học là một vấn đề quan trọng và cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học (NCKH), thu hút sự quan tâm, chú ý không chỉ của giới khoa học mà của toàn xã hội. Tuy nhiên, các chuẩn mực đạo đức khoa học cụ thể là gì thì không dễ có câu trả lời. Theo tác giả, các tiêu chuẩn đạo đức khoa học được tóm lược qua 6 nguyên tắc: Thành thật tri thức, cẩn thận, tự do tri thức, cởi mở – công khai, ghi nhận công trạng thích hợp, trách nhiệm trước công chúng. Mỗi ngành, nghề trong xã hội, nhất là những nghề có liên quan đến sự an sinh của con người hay có ảnh hưởng đến một quần thể lớn, đều có những chuẩn mực về đạo đức hành nghề. Chẳng hạn như nghề y có các tiêu chuẩn về y đức mà bất cứ sinh viên y khoa nào mới ra trường đều phải “nằm lòng”, hay trong giới luật sư có những quy ước đạo đức cho việc hành nghề. Mới đây, trước những “lem nhem” của một số thầy cô giáo, có người kêu gọi nên phát triển những tiêu chuẩn đạo đức cho nghề sư phạm. Hoạt động khoa học (